SỰ TÍCH ĐÀO PHAI ĐÔNG SƠN - HÒA ĐÀO TAM ĐIỆP ( NINH BÌNH)

,


Ngày xưa, ở phía đông đèo Tam Điệp, miền Bắc Việt Nam, có một rừng cây mọc đã lâu đời, vào dịp tết thường cho ra rất nhiều hoa đẹp. Có hai vị thần là thần Cao Sơn (thần núi, trấn trạch phía tây Hoa Lư tứ trấn) và thần Quý Minh (thần đất, trấn trạch vùng núi thành Nam Tràng An) thường xuyên cai quản rừng cây này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỹ dữ hay ma quái nào bén mảng đều không thoát khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh. Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả những cây hoa lạ kia. Chỉ cần trông thấy cành hoa phớt đỏ của nó là bỏ chạy xa bay.
Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần núi Cao Sơn – Quý Minh phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Ðể ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa kia về cắm trong lọ, ai không kịp thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ. Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa về cắm trong nhà trừ ma quỷ.
Khi vua Quang Trung hành quân thần tốc ra Bắc và cho quân sĩ dừng chân ăn tết sớm tại phòng tuyến Tam Điệp thì được thần báo mộng hãy lấy cành hoa đẹp để giữa trại mà động viên quân sĩ. Vua bừng tỉnh làm theo lời thần bảo trong giấc mơ và đặt tên loài hoa rừng này là hoa đào, Vua hứa sẽ xây đền thần trên đỉnh núi sau khi thắng giặc trở về. Ngày nay, hoa đào tươi thắm nở rộ khắp mọi nhà nhà vào dịp Tết, và ai cũng cảm kích trước những truyền thống tốt đẹp hướng về cội nguồn tổ tiên ngàn đời.
Comments
0 Comments
Facebook Comments by Blogger Widgets